Những điều cần biết về bộ chuyển mạch hệ thống mạng LAN (LAN switch)
- Tình trạng tắc nghẽn, quá tải là điều thường xuyên xảy ra với những doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hệ thống mạng LAN (mạng nội bộ). Đặc biệt là với những doanh nghiệp có nhiều người sử dụng và số lượng người dùng tăng nhanh.
- Để cải thiện tình trạng này, các công ty thi công mạng LAN thường sử dụng LAN switch (chuyển mạch LAN). Giải pháp này giúp nâng cao hiệu suất của hệ thống mạng nội bộ, giảm nghẽn mạng mà không yêu cầu phải cấu hình lại máy chủ, tiết kiệm chi phí nâng cấp hệ thống dây.
LAN switch là gì?
Phương thức chuyển mạch
Những phương thức chuyển mạch phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là:
- Chuyển mạch layer 2.
- Chuyển mạch layer 3 – hoạt động dựa trên địa chỉ IP.
- Chuyển mạch layer 4.
Trong đó, chuyển mạch layer 2 là phương thức chuyển mạch thường được sử dụng cho phân đoạn mạng – network segmentation trong hệ thống mạng nội bộ. Chuyển mạch layer 2 hoạt động dựa trên địa chỉ MAC thông qua phần cứng. Các LAN switch sẽ được kết nối giữa bridge và router.
Tìm hiểu về switch
- Switch là một thiết bị chuyển mạch được dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau. LAN switch có thể được hiểu là một switch mạng được dùng để kết nối hai hoặc nhiều mạng LAN. Nhiệm vụ của các LAN switch là chuyển tiếp các gói giữa các mạng LAN với nhau.
Đặc điểm của LAN switch:
- Tốc độ: tốc độ tối đa là 1000 megabit/giây.
- Chuyển mạch LAN: LAN switch sử dụng cả 3 loại chuyển mạch là chuyển mạch layer 2, chuyển mạch layer 3 và chuyển mạch layer 4. Tuy nhiên, LAN switch thường sử dụng chuyển mạch layer 2. Các gói sau khi được chuyển đến sẽ được lưu tại vùng nhớ tạm trong máy chủ.
Phương thức định tuyến lưu lượng
- Như đã nói ở trên, chuyển mạch layer 2 là loại chuyển mạch được sử dụng phổ biến nhất. Thông tin về địa chỉ MAC của các gói lưu tại vùng nhớ tạm máy chủ sau khi được chuyển đến sẽ được đọc bởi LAN switch. tiếp đến LAN switch so sánh địa chỉ này với danh sách các địa chỉ trong bản tra cứu switch.
- Với chuyển mạch layer 2, Switch dùng 3 phương thức định tuyến lưu lượng trong quá trình chuyển đổi.
Cut-through
- Ngay khi phát hiện gói tin đang được chuyển đến, Switch lập tức đọc địa chỉ MAC, thực hiện lưu trữ 6 byte tạo thành thông tin địa chỉ MAC. Kể cả khi các gói chưa hoàn thành quá trình gửi tới switch thì địa chỉ này vẫn được gửi tới node đích.
Store-and-forward
- Khác với phương thức Cut-through, Store-and-forward có cơ chế hoạt động cẩn thận hơn. Thay vì gửi địa chỉ ngay trong quá trình chuyển gói, Store-and-forward sẽ lưu gói đã được chuyển đến vào bộ đệm. Sau khi kiểm tra và chắc chắn không có lỗi xảy ra, switch sẽ tra cứu địa chỉ MAC và gửi gói đến node đích. Ngược lại, nếu phát hiện lỗi, nó sẽ loại bỏ và không gửi địa chỉ tới đích.
- Hiện nay, có nhiều LAN switch đã có thể kết hợp cả hai phương thức này. Cut-through được dùng cho đến khi quá trình chuyển gói xảy ra lỗi và Store-and-forward được thay thế để tiếp tục.
Fragment-free
- Fragment-free có cơ chế hoạt động gần giống với Cut-through. Điểm khác biệt duy nhất là Fragment-free sẽ lưu trữ 64 byte đầu tiên của gói trước khi gửi đi.
MỌI THÔNG TIN XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TOÁN VIỄN THÔNG VIETTELCO
Địa chỉ : Số 1 Ngõ 92 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội
Mr Thái: 0911708196
Email: thinhhd@viettelco.com.vn
Fanpage: ViettelcoIDC
Website: thicongmanglan.vn