THI CÔNG MẠNG LAN

1. Giới thiệu về hệ thống mạng máy tính

a. Mạng máy tính có thể được phân bố trong các phạm vi khác nhau, người ta có thể phân ra các loại mạng như sau:

  • LAN (local Area Network) là một hệ thống mạng cục bộ dùng để kết nối các máy tính trong một phạm vi bán kính nhỏ(nhà ở, phòng làm việc, trường học, …). Các máy tính trong mạng LAN có thể chia sẻ tài nguyên với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số thiết bị khác. Môi trường truyền thông có tốc độ kết nối cao, như cáp xoắn, cáp đồng trục, cáp quang. Mạng LAN thường được sử dụng trong nội bộ của một cơ quan, một tổ chức. Các LAN kết nối lại với nhau thành mạng WAN.
  • WAN (Wide Area Network) là mạng diện rộng, kết nối máy tính trong nội bộ quốc gia, hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông. Các Wan kết nối với nhau thành GAN. 
  • GAN (Global Area Network) kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh. 
  • MAN (Metropolitan Area Network) Kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố. Kết nối được thực hiện thông qua môi trường truyền thông tốc độ cao (50/100 M bis/s). 

b. Tùy theo tổng số máy tính, tổng số thiết bị mà bạn sẽ dùng trong hệ thống mạng, khoảng cách tối đa giữa các thiết bị. Ở đây chúng ta chỉ bàn về mạng cục bộ LAN dạng hình sao (Start topology). Ðây là kểu mạng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Thi công mạng LAN được chia làm 2 loại là có dây (lắp đặt hệ thống cáp) và không dây (lắp đặt hệ thống wifi):

  • Thi công mạng LAN (mạng nội bộ):

– Thi công dây âm tường:

Tất cả dây mạng từ trung tâm đến máy tính đều phải âm tường. cách làm này tốn nhiều công hơn nhưng đạt được thẩm mỹ. Đa số công trình mới xây dựng đều yêu cầu cách này.

– Thi công dây nổi:

Đưa dây mạng vào nẹp nhựa. thường làm ở những công trình có yêu cầu thẩm mỹ không cao. Hoặc do điều kiện thi công không cho phép.

  • Lắp đặt mạng không dây:
Hệ thống mạng này không cần nhiều dây dẫn. máy tính sẽ kết nối lại với nhau thông qua Accesspoint (thiết bị phát sóng không dây)
– Ưu điểm: rất ít dây dẫn
– Nhược điểm: không ổn định bằng hệ thống có dây.

2. Mô hình hệ thống mạng LAN

Ngoài khái niệm về mạng LAN, các kiểu mạng LAN hay Topology là gì cũng là vấn đề được người dùng lưu tâm. Đây thực chất là cấu trúc hình học không gian, cho thấy cách bố trí các phần tử của mạng. Thông qua cấu trúc hình học, bạn sẽ nắm rõ cách thức liên kết giữa các LAN với nhau.

Tính đến thời điểm hiện tại, Topology có sự đa dạng cao. Nổi bật nhất là những mô hình mạng LAN phổ biến sau đây:

Mạng dạng hình sao (Star Topology)

Star Topology là mạnh dạng hình sao có một trung tâm và các nút thông tin. Bên trong mạng, các nút thông tin là những trạm đầu cuối. Đôi khi nút thông tin cũng chính là hệ thống các máy tính và những thiết bị khác của mạng LAN.

Khu vực trung tâm mạng dạng hình sao đảm nhận nhiệm vụ điều phối mọi hoạt động bên trong hệ thống

Mạng hình tuyến (Bus Topology)

Bus Topology cũng là một trong các kiểu kết nối mạng được sử dụng rất phổ biến. Mô hình này giúp cho máy chủ và hệ thống máy tính hoặc các nút thông tin được kết nối cùng nhau trên một trục đường dây cáp chính. Mục đích của sự kết nối này là nhằm chuyển tải các tín hiệu thông tin.

Mạnh dạng vòng (Ring Topology)

Mô hình mạng LAN dạng vòng được bố trí theo dạng xoay vòng. Trong trường hợp này, đường dây cáp sẽ được thiết kế thành vòng tròn khép kín. Các tín hiệu chạy quanh vòng tròn sẽ di chuyển theo một chiều nào đó cố định.

Mạng dạng lưới (Mesh Topology)

Mesh Topology hay còn gọi là mạnh dạng lưới. Sản phẩm có cấu trúc dạng lưới được ứng dụng phổ biến trong các mạng nắm giữ vai trò quan trọng và không thể bị ngừng hoạt động. Điển hình như hệ thống mạng của nhà máy điện nguyên tử hoặc hệ thống mạng an ninh, quốc phòng.

Mạng hình sao mở rộng

Khác với các mô hình mạng kể trên, mạng hình sao mở rộng là sự kết hợp giữa các mạng hình sao với nhau, thông qua việc kết nối các HUB hoặc Switch. Ưu điểm của mạng hình sao mở rộng chính là có thể gia tăng khoảng cách hay độ lớn của mạng hình sao.

 

Mạng có cấu trúc cây (Hierachical Topology)

Mạng có cấu trúc cây sở hữu đặc điểm cấu tạo như mạng hình sao mở rộng. Nhưng thay vì liên kết các Switch hoặc HUB với nhau, thì hệ thống mạng lại kết nối với một thiết bị máy tính mang nhiệm vụ kiểm tra sự lưu của hệ thống mạng.

3. Các thiết bị trong hệ thống mạng LAN

Thiết bị trong hệ thống mạng LAN thông thường bao gồm các thiết bị sau:

  • Máy chủ (Server)

    Là một hệ thống (phần mềm và phần cứng máy tính phù hợp) đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính để cung cấp, hoặc hỗ trợ cung cấp một dịch vụ mạng.

  • Thiết bị máy tính cá nhân

    Hay còn gọi là PC (Personal Computer) bao gồm: Máy tính để bàn và máy tính xách tay (LAPTOP).

  • Thiết bị modem

    Kết nối ra internet và cung cấp địa chỉ mạng trong hệ thốn mạng nội bộ. Sử dụng cho văn phòng, cơ quan, trường học,..có nhu cầu từ 20-30 thiết bị

Một số dòng thiết bị modem nhà mạng phổ biến như: Huawei, Igate, Totolink, TPlink,..

  • Thiết bị định tuyến mạng (Router)

Thiết bị định tuyến hoặc bộ định tuyến, là một thiết bị mạng máy tính dùng để chuyển các gói dữ liệu qua một liên mạng và đến các đầu cuối, thông qua một tiến trình được gọi là định tuyến

Thiết bị định tuyến đảm bảo khả năng chịu tải tốt hơn so với các modem thông thường.

Một số tính năng chính của thiết bị định tuyến như sau: cân bằng tải, kết nối VPN, cấp DHCP cho hệ thống mạng.

Một số dòng thiết bị định tuyến phổ biến như: Cisco, Peplink, Mikrotik, Draytek,..

  • Thiết bị chuyển mạch (switch)

    Là một thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao (star).

  • Theo mô hình này, switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cả các máy tính đều được nối về đây.

Switch làm việc như một Bridge nhiều cổng. Khác với Hub nhận tín hiệu từ một cổng rồi chuyển tiếp tới tất cả các cổng còn lại, switch nhận tín hiệu vật lý, chuyển đổi thành dữ liệu, từ một cổng, kiểm tra địa chỉ đích rồi gửi tới một cổng tương ứng.

  • Chức năng chính của thiết bị là chuyển mạch và giải quyết vấn đề mở rộng hạ tầng mạng

Các thiết bị sẽ kết nối qua Card mạng (Network Interface Card – NIC) và qua dây mạng LAN CAT5E hoặc CAT6, CAT6A.

Tốc độ từ 100Mbps, 1Gbps hoặc 10Gbps đồi với từng loại dây cáp, card mạng của từng thiết bị.

4. Quy trình thi công mạng LAN – mạng máy tính

Bước 1: Khảo sát

  • Tiếp nhận thông tin của khách hàng qua tổng đài: (0243) 207 6789  hoặc Hotline:  0969.964.022, Email: quangtx@viettelco.com.vn
  • Khảo sát chi tiết nhu cầu, số lượng thiết bị, mặt bằng triển khai nhằm tư vấn sơ bộ các hạng mục chính như: thiết bị Router, Access point, Switch, Firewall, NAS,.. và số lượng nút mạng, dây mạng, phương án thi công dự kiến.

Bước 2: Lên phương án và báo giá

  • Dựa trên kết quả khảo sát và nhu cầu của khách hàng lên được giải pháp cho hệ thống mạng.
  • Lên phương án tư vấn các loại thiết bị mạng phù hợp với nhu cầu hiện tại và có khả năng mở rộng.
  • Dựa vào mặt bằng thi công lên bản vẽ chi tiết phương án thi công, lắp đặt thiết bị mạng.
  • Bóc tách khối lượng và lên báo giá chi tiết chủng loại, số lượng thiết bị mạng, nút mạng, dây mạng, gen, ruột gà,.. vật tư phụ.
  • Lên báo giá chi tiết các hạng mục triển khai hệ thống mạng bao gồm các hạng mục: Thiết bị, vật tư, nhân công.
  • Gửi cho khách hàng phương án, báo giá sớm nhất.

Bước 3: Tư vấn, thống nhất phương án và ký kết hợp đồng

  • Tư vấn, làm rõ cho khách hàng chi tiết các hạng mục.
  • Bảo vệ phương án và thống nhất phương án, báo giá.
  • Thực hiện ký kết hợp đồng, phụ lục.

Bước 4: Lắp đặt, thi công hệ thống mạng

  • Sau khi thực hiện ký kết hợp đồng theo thời gian, phương án, báo giá trong hợp đồng đội ngũ kỹ thuật thực hiện triển khai, lắp đặt hệ thống mạng cho khách hàng.
  • Thi công, hệ thống chuyên nghiệp với đầy đủ công cụ dụng cụ trang thiết bị chuyên dụng.

Bước 5: Nghiệm thu, bàn giao, hướng dẫn sử dụng

  • Hai bên thực hiện nghiệm thu theo khối lượng, phương án trong hợp đồng đã ký kết.
  • Chuyển giao sơ đồ, hướng dẫn sử dụng, cài đặt cấu hình thiết bị cho khách hàng.

Bước 6: Bảo hành, bảo trì hệ thống mạng

  • Thực hiện bảo hành hệ thống mạng cho khách hàng theo hợp đồng (tối thiểu 6 tháng).
  • Đối với thiết bị bảo hành theo thời gian nhà cung cấp thiết bị.
  • Trong thời gian bảo hành thực hiện sửa chữa, cấu hình thiết bị mạng khi khách hàng yêu cầu.
  • Khách hàng đăng ký gói dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng linh hoạt theo lần, theo tháng, theo năm.

5. Báo giá thi công mạng LAN

6. Một số hình ảnh triển khai dự án thi công mạng LAN

Setup giải pháp hệ thống mạng The Mahogany Coworking Space

Thi công mạng LAN – Wifi – điện nhẹ BĐS Tân Kiên

Triển khai thi công mạng wifi cho nhà khách Quốc Hội

Tư vấn thi công lắp đặt wifi cho BIBLIO CAFE SÁCH

Liên hệ

Liên hệ ngay tại ĐÂY để được nhận ngay tư vấn chi tiết về dịch vụ.

Hoặc gọi tới số: 0969.964.022 để được giải đáp các thắc mắc 24/7.