Giới thiệu giải pháp ảo hóa Openstack và VMware
Hiện nay việc triển khai server vật lý cài đặt dịch vụ đã dần được thay đổi bằng việc triển khai ảo hóa. Openstack và VMware là hai công nghệ ảo hóa đang được sử dụng phổ biến nhất mà các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng. Với mục đích hỗ trợ mọi người tìm hiểu và tiếp cận được hai giải pháp công nghệ này. Hôm nay Viettelco chia sẻ những kiến thức tổng quan về 2 giải pháp ảo hóa Openstack và VMware.
Công nghệ ảo hóa Openstack
OpenStack là một hệ điều hành đám mây kiểm soát các nhóm tài nguyên tính toán, lưu trữ và kết nối mạng lớn trong một trung tâm dữ liệu. Tất cả được quản lý thông qua bảng điều khiển cho phép quản trị viên kiểm soát và tạo cho người dùng các quyền nhằm mục đích cung cấp tài nguyên thông qua giao diện web.
OpenStack là một phần mềm mã nguồn mở, dùng để triển khai Cloud Computing, bao gồm private cloud và public cloud.
Được NASA công bố phiên bản đầu tiên vào tháng 10/2010, tính đến nay OpenStack đã có 20 phiên bản. Các phiên bản OpenStack có chu kỳ 6 tháng. Điều này có nghĩa là 6 tháng một lần sẽ công bố phiên bản mới với các tính năng bổ sung. Tên các phiên bản được bắt đầu theo thứ tự bảng chữ cái A, B, C, …trong bảng chữ cái.
Hình minh họa cấu trúc của Openstack.
Một số thành phần chính trong Openstack
– Nova: Quản lý các tài nguyên tính toán cho các VM của Openstack cloud.
– Neutron: Tạo ra các mạng ảo trong đám mây cũng như routers, subnets, tường lửa, load balancers.
– Glance: duy trì và quản lý các server images cho đám mây.
– Keystone: là thành phần xác thực và ủy quyền tập trung được xây dựng bên trong mỗi Openstack cloud.
– Cinder: Cung cấp Openstack cloud với block storage.
– Swift: cung cấp Object Storage as a Service tới Openstack cloud.
– Horizon: cung cấp giao diện đồ họa dựa trên nền web để quản trị Openstack.
Lợi ích của OpenStack
– Thời gian tạo và cài đặt máy ảo cực kỳ nhanh chóng.
– Giảm tối đa thời gian downtime.
– Có khả năng tự phục vụ – khả năng truy cập hệ thống trên diện rộng.
– Khả năng co dãn, đàn hồi của tài nguyên (nâng lên – hạ xuống CPU, RAM).
– Khả năng phục hồi và sao lưu dữ liệu hoàn toàn tự động.
Công nghệ ảo hóa VMware
Nhắc đến ảo hóa không thể không nhắc đến công nghệ ảo hóa VMware. Đây là một trong những công nghệ ảo hóa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
VMware là một chương trình giúp tạo các máy ảo trên máy tính, giúp máy tính có thể chạy nhiều hệ điều hành song song thay vì chỉ chạy một hệ điều hành duy nhất.
Có 3 loại VMware đó là: VMware Work Station, VMware Server và Vmware vSphere. Trong đó VMware work station và VMware server thường được dùng cho máy tính cá nhân. Chúng giúp tạo ra máy chủ ảo với mục đích tận dụng tối đa hiệu năng của máy tính để có thể sử vào việc khác.
VMware vSphere là 1 nền tảng giúp tạo ra hạ tầng điện toán đám mây. Nó gồm có các bộ ảo hóa hay được sử dụng cho các doanh nghiệp. Khác với VMware work station, VMware server thì VMware vSphere không được sử dụng trong các máy tính cá nhân mà nó được sử dụng để cài đặt trực tiếp trên các máy server.
Giới thiệu về VMware vSphere
VMware vSphere là bộ sản phẩm của VMware, dùng để phục vụ nhu cầu ảo hóa hệ thống.
vSphere gồm 3 thành phần chính:
– VMware ESXi Server: lớp ảo hóa chính chạy trên nền server vật lý (hay còn gọi là Hypervisor), có nhiệm vụ quản lý tài nguyên phần ứng và phân phát cho các máy ảo (Virtual Machines).
– VMware vCenter Server: trung tâm quản lý chính của môi trường ảo hóa.
– VMware vSphere Client: chương trình cho phép truy cập quản lý từ xa vào vCenter.
– VMware vSphere Web Client: chương trình trên web-browser cho phép truy cập từ xa vào vCenter.
Ưu điểm của công nghệ ảo hoá VMware
– Được xây dựng dựa trên tính sẵn sàng cao (HA – High Availability).
– Sự ổn định và bảo mật cao.
– Cài đặt dễ dàng và nhanh chóng.
Sự khác biệt giữa Openstack và VMware
– Cấu hình và cài đặt:
– VMware dễ dàng cài đặt và được hỗ trợ từ hãng.
– OpenStack đòi hỏi quản trị viên có mức độ chuyên gia, nhiều kiến thức tổng hợp chuyên sâu
– Độ phức tạp
– VMware vCloud là một bản cung cấp hoàn chỉnh – không theo mô-đun.
– OpenStack là một mô-đun có tính mở rộng hơn nhiều dựa trên các dịch vụ có tính tùy chọn.
– Cách thức hoạt động
– VMware vCloud có giao diện đồ họa giúp cho quản trị viên và người dùng quản lý máy ảo và máy chủ ESXi tập trung.
– OpenStack sử dụng bảng điều khiển riêng Horizon, có thể sử dụng giao diện đồ họa cũng như bảng điều khiển của bên thứ 3 và CLI để quản trị.
– Hỗ trợ & Chi phí
– VMware vCloud có thể nhận được sự hỗ trợ thông qua một số kênh hỗ trợ của hãng và chi phí cao để mua license.
– OpenStack là một nền tảng nguồn mở nên cần phải dành thời gian chờ đợi sự hỗ trợ của cộng đồng và miễn phí.
Trên đây là tổng quan về hai giải pháp ảo hóa đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, hy vọng vài viết giúp các bạn phần nào hiểu được cơ bản về hai giải pháp công nghệ này.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TOÁN VIỄN THÔNG VIETTELCO CUNG CẤP DỊCH VỤ:
Dịch vụ bảo trì mạng doanh nghiệp | Thi công mạng LAN – Quang |
Thi công tổng đài điện thoại | Giải pháp Wifi sự kiện |
Lắp đặt hội nghị truyền hình | Thi công wifi diện rộng |
Dịch vụ IDC | Dịch vụ bảo trì hạ tầng mạng |
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
- Số điện thoại: (0243).8259.888 hoặc hotline: 0911.471.191
- Email: truongpv@viettelco.com.vn